Mười kinh nghiệm vàng cho người mới đi xe phân khối lớn
21/11/2014 14:33:30 PM (GTM +7)

Mười kinh nghiệm vàng cho người mới đi xe phân khối lớn


1. Lái theo cách của bạn: Điều quan trọng nhất là không bao giờ lái xe nhanh hơn giới hạn thoải mái của bản thân, đặc biệt là trên những con đường đông đúc. Đến nay chúng ta vẫn nghe những câu chuyện về các tay lái thiếu kinh nghiệm bị tai nạn khi cố gắng bắt kịp những tay lái nhanh hơn.

2.Giữ khoảng cách với các xe khác: Hãy chú ý đến nhữngchiếc ôtô đang chuẩn bị rẽ trái, cho dù đó là tại một ngã tư hay một con phố nhỏ. Một chiếc ôtô với bánh trước đã rẽ sang trái rất nguy hiểm. Những con đường rộng đôi khi sẽ làm người cầm lái chủ quan. Sự lựa chọn làn xe cũng rấtquan trọng. Hãy lưu thông đúng làn đường hoặc ở sát vị trí vạch kẻ phân làn đườngthì người lái xe có một tầm nhìn tốt hơn rộng hơn.

3. Hãy trở nên nổi bật: Chọn những trang thiết bị có màu sắc rực rỡ, giúp bạn nổi bật khi tham gia giao thông, đặc biệt là một chiếc mũ bảo hiểm và áo khoác. Đôi khi chúng ta cũng nên sử dụng đèn cho cả ban ngày để giúpchúng ta trở nên thu hút hơn. Màu sắc bắt mắt giúp người đi đường dễ nhận ra khi đang lưu thông. Làm cho mình trở nên nổi bật trên cao tốc hoặc đường có nhiều làn. Không nên lưu thông duy nhất một làn. Thay vào đó hãy thay đổi làn giúp tỉnh táo và nhận thức. Quan trọng hơn, lái xe khác nhìn thấy bạn trước đó vài phút không có nghĩa là họ sẽ tiếp tục quan sát được bạn.

4. Luôn hướng tầm mắt lên cao: Khi lái xe, bạn nên nhìn lên, không nên nhìn trực tiếp phía trước. Khi nhìn lên, mọi vật xung quanh sẽ chậm hơn, cho phép xử lý tốc độ chính xác hơn. Nó cũng cho phép bạn quan sát những nguy hiểm có thể xảy ra hoặc các vật cản phía trước. Quan sát tốt giúp bạn điều khiển xe an toàn hơn. Khi nhìn bao quát quanh nên sử dụng gương. Nếu không nhìn thấy đôi mắt của người lái xe khác thì họ cũng có thể không thấy bạn. Chú ý những bánh xe đang hướng ra đường bởi họ có thể không nhìn thấy khi bạn lướt qua.

5. Luôn giữ phanh: Hãy tạo một thói quen luôn đặt ít nhất một ngón tay trên tay phanh, một phần nhỏ của một giây không tác động lên tay phanh cũng có thể tạo nên sự khác biệt lớn giữa việc dừng lại hay va chạm. Nên chủ động giảm tốc an toàn trong cách tình huống.   Trong thực tế, với tốc độ chậm , sử dụng phanh sau có thể giữ cho xe ổn định mà không làm tăng vận tốc xe. Rèn luyện sự cân bằng giữa tay ga và phanh là một yếu tố quan trọng trong sự tự tin khi vào các khúc cua.

6. Luyện tập cách sử dụng phanh: Những tay lái mới hoặc thiếu kinh nghiệm cần phải có một thời gian mới vận dụng phanh thuần phục. Nắm rõ được phanh trong từng tình huống, người cầm lái sẽ chủ động xử lý được tốthơn. Hãy tìm khoảng trống và tập phanh trên các bề mặt như cát, sỏi và không ép phanh cho đến khi nào dừng lại. Hãy thử điều này với các tốc độ khác nhau để xem xe phản ứng như thế nào. Bạn sớm nhận ra bánh trước bám đường nhiều hơn bạn nghĩ. Nhận biết phản ứng xe như thế nào khi sử dụng hệ thống phanh có thể giúp bạn bình tĩnh hơn khi xử lí tình huống. Điều quan trọng là bạn phải kiểm soát lực phanh. Những tay lái kinh nghiệm sử dụng phanh trước nhiều hơn sau. Đốivới những mẫu có trang bị hệ thống ABS, qui tắc sử dụng vẫn tương tự nhưng nguy cơ xảy ra va chạm sẽ ít hơn.

7. Dừng lại trên một bề mặt sạch sẽ: Hãy xem xét bề mặt đườngnơi bạn đang dừng, cho dù là tại đèn đỏ hoặc trên lề đường. Nhiều xe đổ khi người lái đặt chân lên bề mặt trơn trượt. Dừng xe trên một bề mặt sạch sẽ giúp bạn dễ dàng giữ thăng bằng cho chiếc xe. Cát và sỏi là những bề mặt nguy hiểm nhất, nhưng cũng nên lưu ý xung quanh khi dừng đèn giao thông, dầu và chất làm mát từ những chiếc xe cũ cũng có thể làm bạn mất thăng bằng. Dừng trên bề mặt sạch cũng sẽ giảm khả năng làm lủng lốp từ những vật sắc nhọn.

8. Giữ cho chân luôn đặt đúng trên vị trí: Chúng ta thường thấy những tay lái mới (hoặc thậm chí những tay lái có kinh nghiệm) đặt gót chân lên gác chân. Đây là một trong những sai lầm phổ biến nhất thường thấy và thay đổi nó sẽ có tác động lớn về xử lí động lực học. Chân của bạn có thể sản sinh ra rất nhiều lực, nhưng tính hiệu quả chỉ được tính với xe đạp.   Để đúng vị trí chân sẽ giúp lực phanh được tốt hơn. Với chân của bạn được đặt chính xác trên gác chân, bạn có thể tạo ra nhiều trọng lượng hơn khi vào cua. Vị trí đặtchân đúng sẽ giúp người lái nhẹ nhàng thay đổi vị trí cơ thể, giúp hệ thống giảm xóc làm việc êm ái hơn. Kỹ thuật này hiệu quả với tất các những mẫu môtô, chỉ dòng cruiser với gác chân có bề mặt lớn sẽ không có sự khác biệt.

9. Chuẩn bị cho người ngồi sau: Nếu có kế hoạch đưa hành khách tham gia vào hành trình, hãy nói chuyện chuẩn bị cho họ, đặc biệt là những người thiếu kinh nghiệm. Hành khách thiếu kinh nghiệm thường bị choáng trước cảm giác môtô vào cua và họ cố gắng giữ thăng bằng bằng cách nghiêng theo chiều ngược lại, điều này có thể làm cho xe khó xử lí hơn. Một lời khuyên đơn giản nhất cho hành khách là hãy nhìn qua vai người điều khiển khi bắt đầu cua. Người ngồi sau xe môtô cũng cần được chia sẽ những kinh nghiệm khi đồng hành trên đường.Thêm trọng lượng và chiều cao của hành khách phía sau sẽ làm thay đổi sự cân bằng. Điều này đặc biệt đúng khi chạy với tốc độ chậm. Xe giảm ổn định. Nếu muốn chuyển động cơ thể, hãy bảo họ thực hiện khi đang dừng.

10. Bảo trì xe: Một chiếc xe xuống cấp không chỉ gây nguy hiểmcho bạn và còn cho những người xung quanh. Ít nhất hãy thường xuyên kiểm tra áp suất lốp xe và giữ chúng ở mức mà nhà sản xuất đề nghị. Khả năng xử lí sẽ bị ảnhhưởng nếu áp suất quá thấp hoặc quá cao.   Những chiếc xe cần được bảo dưỡng tốt để chuẩn bị cho những hành trình.   Ngoài lốp, các hạng mục bảo dưỡng đơn giản khác như nhớt và dầu thắng, đảm bảo rằng chúng vẫn đang ở mức cho phép. Đối với những mẫu xe sử dụng xích hoặc dây dai là truyền động thì nên thường xuyên kiểm tra để đảm bảo chúng không bị tổn hại hoặc không khớp. Hãy chắc chắnhệ thống của xe không có sự rò rỉ. Nếu có những dấu hiệu bất ổn mà bạn không thể xử lý, hãy đem xe của bạn đến những của hàng có uy tín để khắc phục tốt nhất.

Nguồn:  http://www.lamsao.com